Chăn nuôi Vịt_nhà

Bài chi tiết: Chăn nuôi gia cầm

Vịt nhà được chăn nuôi tại nhiều nước Đông Nam Á khoảng vài ngàn năm trước, trong đó có Việt Nam.[3] Vịt có rất nhiều giá trị kinh tế, chúng cung cấp cho con người thịt vịt, trứng, lông. Ngoài ra, vịt còn được dùng để nuôi nhốt như một loài chim kiểng, hay phục vụ các màn xiếc trong Sở thú. Hầu hết các loài vịt đều được thuần hóa từ loài vịt cổ xanh (Anas platyrhynchos) ở vùng Mallard. Nhiều loài vịt ngày nay có kích cỡ lớn hơn so với thủy tổ của chúng (chiều dài từ cổ đến đuôi của chúng vào khoảng 12 inch tức khoảng 30 cm). Năm 2002, theo báo cáo của Tổ chức Lương - Nông Thế giới (FAO), Trung Quốc là thị trường tiêu thụ vịt dẫn đầu thế giới, kế đến là Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Do chăn nuôi thủy cầm ở Việt Nam gắn bó với nền sản xuất lúa nước nên số lượng thủy cầm Việt Nam đứng thứ hai thế giới, hiện Việt Nam có đàn thủy cầm lớn thứ 2 thế giới với trên 80 triệu con trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm 26,68%, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 32,19% và khu vực Tây Bắc chiếm 2,17% trong tổng đàn thủy cầm của Việt Nam. Trong thập kỷ qua, số vịt tăng bình quân 7%/năm, sản lượng trên 280.000 tấn thịt hơi/năm. Trứng đạt trên 2 tỷ quả/năm. Cơ cấu giữa thủy cầm sinh sản và thủy cầm nuôi thịt thì thịt chiếm 65 - 70%, thủy cầm sinh sản chiếm 30 - 35%. Việt Nam đang sở hữu một bộ giống thủy cầm rất phong phú, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao tuy nhiên việc xuất khẩu thịt thủy cầm còn ít do hạn chế trong khâu chế biến.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vịt_nhà http://www.britannica.com/eb/topic-360302/mallard http://www.fsis.usda.gov/Factsheets/Duck_&_Goose_f... http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/bac-ki... http://digimorph.org/specimens/anas_platyrhynchos/... //www.worldcat.org/oclc/44541840 http://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-nhu-thit-vit-3249... http://phunuonline.com.vn/dinh-duong/so-tay-noi-tr... http://vcn.vnn.vn/phoi-hop-to-chuc-hoi-nghi-thuy-c... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Domest...